< Miễn phí giao hàng >     Chi tiết >

Mustela Vietnam

0

Khủng Hoảng 8 Tháng Tuổi: Cần Làm Gì Với Sự Thay Đổi Tâm Trạng Của Trẻ

Chia sẻ

Vào khoảng 8 tháng tuổi, tâm trạng của bé đột nhiên thay đổi - theo một hướng khá kỳ lạ: trong khi bé đã từng hòa đồng, cười rất nhiều và thích được nựng bởi nhiều người khác nhau, giờ đây bé nhút nhát hơn, dễ khóc khi gần người lạ và hoảng sợ khi bạn ra khỏi tầm nhìn của bé. Những thay đổi về hành vi này là hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo lắng: nó là một phần của giai đoạn then chốt trong sự phát triển về mặt tinh thần của bé và được gọi là "cuộc khủng hoảng 8 tháng tuổi", "nỗi sợ không tên" hoặc “nỗi sợ bị chia cách”. Con của bạn chỉ là đang dần lớn lên! Cùng chúng tôi tìm ra mẹo để giải quyết tình huống này thành công nhất có thể.

Làm thế nào để nhận biết nỗi sợ bị chia cách?

  • Bé cưng cảm thấy quá khó khi rời khỏi vòng tày của bạn: bé la hét, khóc và phản ứng lại khi bạn cố đặt bé xuống và thậm chí hơn thế nữa khi bạn biến mất khỏi tầm nhìn của bé, ngay cả khi bạn chỉ bước sang phòng kế bên.
  • Khi một người lạ tiến đến, em bé của bạn không cười. Ngược lại bé tỏ ra sợ hãi thậm chỉ oà khóc nức nở. Sự hoảng loạn của bé còn tăng lên khi người đó cố nói chuyện, nựng hay bồng bé.
  • Em bé cảm thấy không quen thuộc với nơi bé ít đến. Bé cũng sợ đi tắm bởi sự xuất hiện đột ngột của những tia nước khiến bé giật mình.

  • Đi ngủ trở nên khó khăn hơn và bé dễ giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm. Bé cưng sẽ oà khóc cho đến khi bạn đến dỗ dành và âu yếm bé trên tay mình.
  • Tất cả những sự khủng hoảng này là gì?
  • Trong khi bé cảm thấy thật khó khăn thì bạn cũng hãy hiểu rằng nỗi lo sợ chia cách là dấu hiệu của sự phát triển tinh thần đúng hướng của bé: bé chỉ bắt đầu nhận thức được rằng bé và mẹ là hai cá thể khác nhau và bé có thể được tách ra khỏi mẹ. Đó là một bước quan trọng của bé để trở nên độc lập, nhưng nhận thức đột ngột này cũng rất phiền toái... Khi bạn xa bé cưng, bé sợ mất bạn mãi mãi vì bé chẳng nghĩ được liệu rằng bạn có quay trở lại hay không: khi mà bất cứ điều gì nằm ngoài tầm nhìn của bé đều không tồn tại trong ý nghĩ. Ngoài ra, bé vẫn chưa có khái niệm về thời gian: sự vắng mặt vài phút có vẻ kéo dài đến vô cực đối với bé. Cảm giác bị bỏ rơi mà bé cảm thấy khi bạn rời bé là rất mạnh.

  • Sự khủng hoảng này cũng là một dấu hiệu cho thấy bé đang học được cách phân biệt những người khác nhau. Bé yêu tự thiết lập một vòng tròn an toàn với những người thân yêu để nhận thức bên ngoài vòng tròn có khả năng đe dọa.
  • Mức độ lo lắng bị tách biệt rất khác nhau giữa các bé với nhau, có một số bé dường như không thể cảm nhận được điều này: chúng vẫn hòa đồng và rất vui khi được nựng từ người này hay người khác. Nếu đây là trường hợp với em bé của bạn, thì cũng đừng lo lắng! Nỗi sợ hãi về chia cách không phải là một giai đoạn bắt buộc: mỗi đứa trẻ có tính cách riêng của mình và phát triển theo cách riêng của mình. Do đó, thường thì trẻ nhỏ sống chung một nhóm (như ở mẫu giáo) có thể dễ dàng vượt qua được giai đoạn này.

 

Làm Thế Nào Để Giúp Bé Của Bạn?

  • Hãy trấn an bé càng nhiều càng tốt, đừng để bé khóc đầy giận dữ, sự hoảng sợ là có thật nên hãy giúp bé vượt qua chúng. Ôm bé con vào lòng, vỗ về bất cứ khi nào có cơ hội. Lặp đi lặp lại với con rằng bạn yêu con và sẽ luôn bên cạnh con. Khi bạn có việc phải đi, nói cho bé biết rằng đó chỉ là một chút và bạn sẽ sớm quay lại.

Khi có sự xuất hiện của người lạ, hãy thận trọng với nỗi sợ của bé: dành thời gian giới thiệu với bé từng người và cho bé thời gian để nhận diện khuôn mặt của họ. Đừng ngay lập tức đưa bé cho bất kỳ người lạ nào.

  • Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn cách ly bé ra khỏi thế giới: hãy để bé quen dần với nhiều người trong khi trấn an bé bằng sự an toàn trong vòng tay của bạn.
  • Nếu bạn có việc phải đi, hãy gửi bé cho người mà bé tin tưởng như chồng bạn hay người thân mà bé quen thuộc,người có thể đóng góp cho giai đoạn đầy phức tạp này.
  • Nếu bé không có chăn trấn an, bạn có thể đưa bé một trong những món sau để thay thế: một mảnh quần áo, đồ chơi mềm hoặc khăn choàng có mùi hương của bạn, những món này sẽ giúp bé quen với việc xa bạn hơn. Món đồ này nên giữ cố định, đừng làm mất nó vì sẽ gây khó khăn cho bé trong nhận thức.
  • Chơi trò ú oà với bé bằng cách lấy hai tay che mặt và mở ra ngay sau đó. Hầu hết các em bé đều rất yêu thích trò chơi này bởi nó giúp các bé hiểu được sự biến mất của bạn chỉ là tạm thời và bạn sẽ lại xuất hiện sau một lát.
  • Đừng bao giờ bỏ bé đi mà không nói một lời nào. Chẳng hạn, nếu bạn phải để bé lại nhà trẻ với bảo mẫu, đừng lặng lẽ bỏ đi mà hãy thủ thỉ với bé rằng bạn sẽ quay lại đón bé vào cuối ngày.

Bạn có thể thay đổi phương pháp rèn luyện tư duy cho bé bất cứ khi nào cũng được trừ giai đoạn này: đây không phải là thời điểm lý tưởng để bắt đầu đưa bé đi nhà trẻ hay kiếm một người giữ trẻ mới.

Ngoài ra, cố gắng đừng tránh mặt bé quá lâu: hãy cố đợi một vài tháng trôi qua trước khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ mà không có bé đi theo.

Trong tất cả các trường hợp, nỗi sợ xa cách là một bước đệm: thời gian trôi qua, bé cưng của bạn sẽ bắt đầu hình thành tính cách riêng của mình và chấp nhận tồn tại mà không có bạn. Hãy kiên nhẫn: trong vài tháng nữa bé sẽ lại mỉm cười với mọi người xung quanh và có thể bình tĩnh với sự vắng mặt của bạn một cách dễ dàng hơn!

 

 

DANH SÁCH SẢN PHẨM SO SÁNH