< Miễn phí giao hàng >     Chi tiết >

Mustela Vietnam

0

Có Nên Ẳm Bồng Bé?

Chia sẻ

Sau 9 tháng được bảo bọc trong bụng mẹ, bé yêu khi chào đời có nhu cầu tương tác với bạn nhiều hơn khi chào đời. Ẳm bồng bé bằng cách bao bọc bé trong chăn quấn để giúp bé khám phá thế giới bên ngoài một cách nhẹ nhàng. Sự ấm áp và nhịp đập trong tim của bạn sẽ khiến bé thấy an toàn hệt như khi còn trong bụng mẹ: bé có thể nhận dạng bạn bằng mùi hương, nhịp tim, và sự khẽ rung động theo bước chân của bạn. Bé sẽ ngủ và đòi bú bất kỳ khi nào bé có nhu cầu.

Có rất nhiều cơ hội để mang bé theo bên bạn: khi bạn di chuyển, mua sắm, dạo chơi… ngay cả khi ở nhà khi bạn vuốt ve, ru ngủ, làm những việc vặt đều có thể gần bé nhiều hơn. Ẳm bồng bé càng nhiều càng tốt nếu có thể để đáp ứng nhu cầu của con bạn. Và đừng lo sợ rằng điều này sẽ tạo nên những thói quen xấu: cũng như tất cả chúng ta, rồi bé sẽ sớm tự tin một cách nhanh chóng và bắt đầu có niềm tin vào thế giới xung quanh mình. Đây là cách tốt nhất để trở nên độc lập hơn.

Lợi Ích Từ Việc Ẳm Bồng Bé

- Ẳm bồng bé tạo nên sự tương tác giữa cha mẹ và con cái, giúp trẻ sơ sinh dần dần quen với thế giới bên ngoài bào thai. Nó còn giúp hình thành sự gắn kết tình mẫu tử mãnh liệt.

- Nó kích thích cơ bắp và phần xương hông cho bé phát triển tối ưu.

- Quấn bé vào khăn và bồng sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi vừa bồng bé và di chuyển. Nếu khi đặt bé xuống là bé quấy khóc trong những tháng đầu thì bạn hãy bồng bé lên để vỗ về.

- Bế bé ở tư thế đứng sẽ giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Sau khi cho bú bạn có thể cho bé ợ hơi khi ẳm bằng tư thế này. Chứng đau bụng trào ngược của bé cũng được giảm đau khi bạn bế bé ở tư thế này.

- Việc bế bé trên tay khi dùng các phương tiện giao thông công cộng sẽ tiện lợi và ít cồng kềnh hơn khi dùng xe đẩy. Lớp khăn quấn bé hay địu cũng giúp bé yêu tránh khỏi khói bụi, vi khuẩn nơi công cộng.

- Khi bế bé là một phần trong hoạt động hàng ngày nó giúp cả nhà bạn có sự liên kết chặt chẽ hơn.

Những Cách Bồng Bế Bé Theo Nhiều Cách

1/ Kiểu Hammocks hay slings:

Đây là kiểu bế bé theo hướng chéo một bên. Kiểu này chiếm ít diện tích và dễ dàng thực hiện.

2/ Cõng trên lưng:

Dễ dàng khi đưa bé đi đâu bằng cách bế như thế này. Nhưng khi bạn cõng bé như vậy lưng bạn sẽ làm khó chịu bé yêu. Vì vậy tốt hơn hết là bạn không nên cõng bé quá 30 phút.

3/ Dùng địu bế phía trước:

Cách này khá giống với cách cõng trên lưng nhưng phần địu khi đặt theo tư thế phía trước sẽ giúp cử đông của chân bé thoải mái hơn, ít vướng víu hơn khi cõng phía sau nhiều.

4/ Dùng khăn địu quấn bé

Bạn dùng một loại khăn địu quấn bé dài từ 2.5 đến 5 mét. Với cách này bạn có thể đặt bé ở nhiều tư thế khác nhau và dễ dàng khi di chuyển. Tuy nhiên để làm được việc này bạn cần phải học kỹ cách quấn khăn sao cho bé không bị rơi hoặc khó chịu.

Học Cách Bế Em Bé

- Bạn có thể bế bé từ khi mới sinh cho đến 3 tuổi bằng cách chọn phương pháp bế bé phù hợp.

- Trong một thời gian dài, bạn bế bé theo tư thế đối mặt với bạn hoặc tựa vào lưng hay bụng bạn. Những tư thế này giúp bé nhìn xung quanh nhưng ngược lại có hại cho cột sống của bé, bạn đừng bế bé quá lâu ở những tư thế như thế này.

- Tiện lợi hơn cả chính là sự trợ giúp từ những chiếu địu em bé theo từng độ tuổi. Bạn có thể bế bé trong thời gian dài mà không thấy mỏi, nếu bạn bị đau lưng chứng tỏ bạn đã chỉnh địu sai tư thế, hãy nhờ ai đó hỗ trợ.

- Nếu sự giúp đỡ từ người khác vẫn chưa thỏa đáng thì bạn nên tham gia các lớp học kỹ năng làm ba mẹ. Gần đây các lớp học này khá phổ biến, nếu không có điều kiện bạn có thể học qua mạng Internet. Các lớp học này sẽ chỉ cho bạn nhiều cách ẳm bế trẻ sao cho ăn toàn, phù hợp với từng độ tuổi và có lợi cho sức khỏe của cả hai mẹ con.

- Đừng vội bỏ cuộc khi gặp khó khăn trong thời gian đầu: việc ẳm bế trẻ đúng cách cần một khoảng thời gian luyện tập liên tục vài ngày hay vài tuần. Đặc biệt hơn khi bạn bắt đầu làm việc này lúc bé khá lớn thì sẽ khó khăn hơn, khi bé quấy khóc trong những ngày đầu bạn cũng đừng nản chí mà hãy tiếp tục cho bé quen dần. Rồi bạn sẽ thấy khi bạn thực hiện

DANH SÁCH SẢN PHẨM SO SÁNH