< Miễn phí giao hàng >     Chi tiết >

Mustela Vietnam

0

Cai Sữa Cho Bé: Khi Nào Và Bằng Cách Nào

Chia sẻ

Việc cai sữa từng phần hay toàn diện dùng để thay thế việc cho con bú sữa mẹ hoặc bú bình. Sau vài tuần hoặc vài tháng cho con bú, sự thay đổi này sẽ gây khó khăn cho cả mẹ và bé. Nhưng đây là một bước ngoặc lớn để hướng đến sự độc lập cho bé sau này. Dưới đây là một số mẹo cai sữa thành công mà bạn có thể áp dụng với bé cưng:

Cho con bú sữa mẹ cho đến khi con bạn ở độ tuổi 1 được khuyên dùng theo Phòng Khám Mayo. Sữa mẹ có chứa cân bằng các chất dinh dưỡng cho em bé và tăng cường hệ thống miễn dịch của em bé. Tuy nhiên, khi bắt đầu cai sữa cho con lại là một quyết định cá nhân.

Khi Nào Thì Bạn Nên Cai Sữa Cho Bé?

Theo phòng khám Mayo, bạn nên cho con bú đến khi bé được 1 tuổi. Sữa mẹ chứa nhiều cân bằng dinh dưỡng và thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển toàn diện. Tuy nhiên khi bắt đầu cai sữa là một quyết định cá nhân.

Sẽ đơn giản khi bạn bắt đầu cai sữa cho con ở đầu giai đoạn, nó có thể chậm hoặc sớm hơn bạn mong đợi. Cai sữa cho trẻ tự nhiên khi bé được 6 tháng, khi mà các món ăn dặm xuất hiện. Một số bé sẽ chán sữa mẹ, bắt đầu thích thú hơn với các món ăn dặm đa dạng khi lên một tuổi và có thể dùng ly để uống. Những trẻ khác sẽ không cai sữa cho đến khi biết chập chững đi, khi mà chúng không thích ngồi yên để bú mẹ.

Phương Pháp Cai Sữa Nhẹ Nhàng

Bất kể bé đang ở độ tuổi nào, bạn cũng nên cai bé dần dần. Điều này sẽ giúp bé quen dần với việc bú bình, dễ dàng hơn cho bạn khi cai sữa cho bé sau này.

- Lên kế hoạch cai sữa cho con trong vài tuần. Nếu bạn phải trở lại làm việc, hãy bắt đầu cai sữa ít nhất một tháng trước đó.

- Bắt đầu cai sữa bằng việc thay đổi cách cho bé bú mỗi ngày bằng bình sữa hoặc từ bầu sữa của bạn. Nếu bạn cho bé bú từ bầu sữa, hãy cho bé bú từ buổi trưa - chiều khi mà nguồn sữa của bạn hoạt động thấp nhất.

- 5 Ngày sau làm tương tự như vậy với lần thứ hai cho bú và làm 5 ngày tiếp theo đó với lần thứ 3 cho bú. Tiếp tục theo cách này cho đến khi bạn cho bé bú chỉ vào buổi sáng và ban đêm, hoặc ngưng hẳn nếu đó là lựa chọn của bạn.

- Nếu bé con của bạn cảm thấy bất ổn, bạn có thể hoãn lại kế hoạch loại bỏ phần bú bổ sung. Bạn sẽ bắt đầu lại kế hoạch trong một vài ngày sau đó.

- Nếu bạn thấy áp lực khi thực hiện theo kế hoạch trên, bạn có thể làm chậm phương pháp này bằng cách kéo dài nó ra, chỉ cho con ngưng bú mẹ một lần một tuần hoặc cứ 10 ngày 1 lần. Việc cai sữa sẽ trở nên đơn giản hơn cho cả mẹ và bé.

- Với phương pháp này, bạn không cần phải dùng thuốc để ngăn dòng sữa. Ngực của bạn sẽ dần dần tự điều chỉnh theo nhu cầu bú của bé và bạn sẽ ít bị đau do răng bé nghiến.

- Nếu bạn không thể hoặc không muốn vắt sữa, hãy hỏi bác sĩ về cách tốt nhất dành cho con bạn.

- Cách này không chỉ giúp cho con bú sữa mẹ mà nó còn tạo cơ hội để liên kết. Trong thời kỳ cai sữa, hãy nâng niu bé trong vòng tay của bạn và ôm bé càng nhiều càng tốt để bù đắp cho những khoảnh khắc ít gần gũi của cơ thể.

- Đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy buồn. Một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của con bạn đang kết thúc để mở đầu cho cuộc sống tự lập về sau, do đó sự mất mát này xem như là một trải nghiệm đáng giá.

Nếu Bé Của Bạn không chịu Bú Sữa Bình

- Cố để cho bé nghĩ rằng đó là sữa của bạn, bạn hãy vắt sữa của mình cho vào một vài chai đầu tiên, hay nhỏ sữa của mình vào đầu núm vú của bình sữa. Việc này sẽ giúp bé nhận ra hương vị quen thuộc và chấp nhận dễ dàng hơn.

- Đừng để cho bé cưng đói bụng trước khi cho bé bú bình, vì bé sẽ cảm thấy nản lòng khi trải nghiệm cách bú mới.

 + Hãy dùng nhiều loại núm vú với hình dạng khác nhau, đặc biệt là loại tạo cảm giác như ti của mẹ.

 + Hâm nóng sữa trước khi cho bé bú bình, như vậy sẽ cho bé yêu có cảm giác như đang bú dòng sữa ấm nóng từ mẹ. Nhưng đừng dùng lò vi sóng hâm chúng, điều này dễ gây cháy sữa và sóng của lò sẽ làm biến tính protein.

 + Nhờ ai khác cho bé bú bình (chồng bạn, mẹ hoặc bà của bạn), bạn dùng thời gian đó để làm các việc khác như mua sắm hoặc nội trợ. Đừng để bé hoang mang tại sao bạn ở ngay trước mặt nhưng bé lại phải bú theo cách khác mọi ngày.

 + Để bình sữa ở một căn phòng khác, với một nhiệt độ và vị trí khác với thói quen thường thấy của bé.

 + Đừng cố ép bé nếu bé đẩy bình ra và bắt đầu khóc như vậy sẽ càng làm cho bé cứng đầu hơn. Thay vào đó, chơi với bé ít phút rồi thử lại sau đó. Một lần nữa, đừng mất kiên nhẫn hoặc cảm thấy bực mình. Nếu bé cảm thấy áp lực càng nhiều thì khả năng bé không muốn bú bình càng cao.

 + Hãy trấn an bé, giải thích cho bé hiểu đây là thời điểm cần phải bú bình hơn là bú mẹ. Việc trò chuyện tâm tình với bé đóng một vai trò rất lớn trong việc cai sữa.

 + Nếu bé của bạn đã 6 hay 7 tháng mà vẫn từ chối bú bình, bạn có thể cho sữa vào bình sippy hoặc một chiếc ly bình thường cho bé.

Khi bé được 9 tháng mà tỏ ra không hứng thú với sữa thì bạn hãy thay sữa bằng các sản phẩm làm từ sữa như ya-ua hoặc phô mai.

DANH SÁCH SẢN PHẨM SO SÁNH