< Miễn phí giao hàng >     Chi tiết >

Mustela Vietnam

0

Phát Triển 5 Giác Quan Cho Con Theo Cách Mẹ Nhật

Chia sẻ

Sự nhạy bén và thông minh của trẻ em Nhật Bản không phải ngẫu nhiên

Làm thế nào để kích thích các giác quan của bé?


1. Vị giác

Dùng khăn xô thấm 1 ít nước nguội, nước lạnh, nước có vị ngọt, vị mặn, chua... từng vị một cho bé nếm. Đây là cách kích hoạt vị giác rất tốt.
Trong 6 tháng đầu, em bé của bạn sẽ cần chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa thường rồi mới đến đồ ăn cứng. Do trẻ thích vị ngọt, nên sẽ dễ hơn nếu cho trẻ bắt đầu với rau củ ngọt như cà rốt hay khoai tây. Khi em bé lớn hơn, bạn hãy cho tiếp xúc với những hương vị khác nhau để bé có thể phát triển sở thích ăn uống đa dạng.

2. Thính giác

Bạn vẫn được nghe lời khuyên nên cho bé nghe nhạc ngay từ khi còn trong bụng. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn áp dụng nó vào đúng thời gian quy định, khi bào thai đã đủ lớn. Khi bé chào đời, hàng ngày bạn nên cho bé nghe những bản nhạc có chọn lọc, mỗi lần chỉ nghe từ 15-30 phút là đủ. Nên để bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng với âm lượng vừa phải.
Khi cho con nghe nhạc, hãy để bé đứng trên đầu gối mẹ, cho em bé đu đưa từ trước ra sau theo nhịp của nhạc. Không giống như khi còn trong bụng mẹ, khi chào đời, trẻ sơ sinh đã có thể cảm nhận được về độ cao thấp của âm nhạc, các giai điệu quen thuộc, các bài hát và tiếng nói của cha mẹ với tiếng nói của người khác. Khả năng này không cần phải học qua kinh nghiệm như trước đây chúng ta vẫn nghĩ. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy trẻ có thể cảm nhận một bài hát của cha, mẹ hát tốt hơn so với những ca khúc trên đĩa CD.
Vì vậy mà các mẹ không nên cho trẻ nghe băng hay đĩa CD trong một thời gian dài vì điều này sẽ khiến bé quen và thích với tiếng băng đĩa hơn và không có cảm xúc với tiếng nói của mẹ. Điều quan trọng là các mẹ phải chăm nói chuyện với em bé từ khi lọt lòng. Khi cho em bé bú, khi thay tã lót, khi tắm cho con... hãy nhẹ nhàng nói chuyện với bé.
Hãy đọc thơ, hát cho em bé nghe bằng giọng thực của người mẹ. Tuyệt đối không được cho bé xem tivi khi bé chưa tròn 3 tuổi.
3. Xúc giác
Từ lúc lọt lòng, em bé đã bắt đầu học rất nhiều điều và ghi nhớ rất kĩ vào bộ nhớ của mình. Những gì bé nhìn thấy, nghe thấy... hình thành nên nếp tư duy rõ nét trong não bộ.


Bú sữa mẹ, đây là bài học đầu tiên bằng xúc giác của em bé. Khi quan sát kĩ một em bé bú mẹ, ta sẽ thấy thao tác tìm ti mẹ, ngậm miệng vào ti, mút sữa tiến bộ rất nhanh. Lúc đầu còn bị đập mũi hay cằm, khó khăn lắm mới tìm được đúng đầu ti mẹ để đặt đúng vào miệng, nhiều người mẹ lấy tay giúp con, song dần dần tự em bé có thể điều chỉnh được rất nhanh.
Mẹ nên cố tình để đầu ti chạm vào những vị trí khác môi, miệng bé như hàm trên, hàm dưới, cằm, má phải, má trái. Làm vậy để em bé nhanh chóng học được cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được vị trí trên - dưới, phải -trái.
Không chỉ bằng đầu ti mẹ như trên, còn có thể dùng ngón tay, chiếc khăn xô, hay cái ống hút cọ nhè nhẹ hàm trên, hàm dưới của bé. Bé sẽ biết được cảm giác khi được liếm, cắn vào những vật này, và sẽ không cắn mút những thứ này như khi mút ti mẹ.
Bé sẽ biết được sự khác nhau giữa sự đụng chạm tiếp xúc của cha mẹ, và sẽ có khuynh hướng phản xạ một cách thích thú với trò chơi khi bạn chạm vào ngón chân hoặc ngón tay của bé.

4. Khứu giác
Mọi người đều công nhận rằng những em bé mới sinh đều có thể ngửi được bởi chúng đã cảm nhận được thức ăn. Hãy cho bé ngửi hương thơm của hoa, bé sẽ ngoái đầu về phía có hương thơm đó. Nếu cho em bé ngửi nhiều mùi khác nhau, khứu giác sẽ được kích thích phát triển tốt.

5. Thị giác
Để kích thích thị giác của bé sơ sinh, các mẹ nên treo các bức tranh phong cảnh nhiều màu sắc cạnh nơi bé nằm.
Từ khi bé được 1 tháng tuổi, mỗi ngày cha mẹ nên cho bé nhìn hình kẻ caro ô đen trắng để tăng khả năng tập trung của bé. Màu sắc các em bé sơ sinh thích không phải xanh hay đỏ, mà chính là hai màu cơ bản trắng và đen. Nhưng các mẹ nên nhớ, chỉ cho con nhìn trong khoảng 3 phút thôi nhé. Làm như vậy liên tục trong 1 tuần, khả năng tập trung của bé từ chưa đầy 5 giây sẽ tăng lên 60-90 giây đấy.
Khả năng tập trung cao sẽ rất có lợi cho việc học tập sau này của trẻ. Vì vậy các mẹ đừng bỏ qua cơ hội này nhé! Khi nào bé không còn hứng thú với việc nhìn ô kẻ caro thì các mẹ nên dừng việc cho bé nhìn ô trong một thời gian.
Khi bé hơn 2 tháng tuổi, mẹ hãy dán bảng chữ cái gần giường bé ngủ. Dán sẵn một bảng chữ cái với những chữ cái được in màu đỏ, to, rõ ràng. Em bé được làm quen với chữ cái từ lúc lọt lòng khi lớn lên, nhìn thấy chữ sẽ rất thích thú.
Mẹ nên bế em bé tới gần bảng chữ cái mỗi ngày 1 một lần, mỗi lần 2-3 giây thôi, lặp đi lặp lại như vậy, cũng khiến bé vui sướng vùng vẫy chân tay mỗi khi được bé tới gần bảng chữ cái có màu sắc nổi bật đó.

DANH SÁCH SẢN PHẨM SO SÁNH