< Miễn phí giao hàng >     Chi tiết >

Mustela Vietnam

0

Trẻ Bị Bong Da - Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Chia sẻ

Chào đón bé yêu vào đời là khoảnh khắc diệu kỳ có một không hai. Kèm theo đó là những cảm xúc - hạnh phúc, phấn khích và đôi khi… lo lắng. Một trong những nguyên nhân khiến các bố mẹ ăn ngồi không yên chính là việc da của bé cưng bắt đầu bong tróc.

Bong tróc da là tình trạng da cực kỳ phổ biến ở trẻ nhỏ. Đó cũng là vấn đề mà các bậc phụ huynh quan tâm nhất.

Nếu bé cưng của bạn bị bong tróc da, bạn hẳn sẽ thắc mắc:

- Liệu rằng nó có bình thường không?

- Nguyên nhân xảy ra là gì?

- Làm cách nào để chữa trị nó?

Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia của Mustela sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc này một cách dễ hiểu nhất.

Da bé bị bong có là chuyện bình thường?

Khi da của bé con bị bong, câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn chính là điều này có bình thường hay không? Và giờ thì bạn hãy yên tâm thở phào nhẹ nhỏm bởi tình trạng này là hoàn toàn bình thường.

Sự thật là tất cả trẻ sơ sinh đều bị bong lớp da ngoài cùng trong hai đến ba tuần đầu tiên sau khi sinh. Bé con đã được bao bọc bởi nước ối trong suốt 9 tháng trong bụng mẹ, nên khi tiếp xúc với không khí bên ngoài là một hiện tượng hoàn toàn mới đối với chúng.

Điều này lý giải rằng việc bong tróc da chính là để thích nghi với môi trường bên ngoài bào thai, các bé sẽ tự tái tạo thêm các lớp da bao bọc khác để phù hợp với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Điều này có nghĩa là loại bỏ lớp da cũ và thay bằng một lớp da mới cứng cáp hơn và có độ đàn hồi cao hơn. Vì vậy mà các trẻ sơ sinh sẽ tróc da trong vài tuần đầu tiên của cuộc đời.

Nguyên nhân gây ra bong da ở trẻ sơ sinh là gì?

Trong thời kỳ mang thai, bé con của bạn được bao bọc bởi nước ối. Dung dịch này đóng vai trò bảo vệ bào thai trong bụng mẹ. Nó còn giúp cung cấp chất dinh dưỡng của mẹ sang con.

Khi thai vào khoảng hai mươi tuần, một lớp mỏng bảo vệ bao bọc bên ngoài lớp da của trẻ sơ sinh. Lớp bao bọc này gọi là chất sáp trắng. Thú vị thay, tên khoa học của chất sáp này là “vernix caseosa” mà trong tiếng Latin có nghĩa đen là “vỏ phô mai”.

Trong khi các nhà nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn về chức năng của chất sáp trắng, nhưng vẫn có một số các lý luận sau:

- Chất sáp trắng có thể ngăn trẻ không hấp thụ quá nhiều dịch trong bụng mẹ.

- Nó có thể hoạt động như một chất bôi trơn tự nhiên trong quá trình chuyển dạ.

- Chất sáp trắng giúp bảo vệ kháng khuẩn vào thời gian sinh.

- Nó có thể bảo vệ da trẻ sơ sinh của bạn trong vài ngay sau khi chào đời.

- Bất kể lợi ích mà chất sáp trắng mang lại, nó sẽ được rửa sạch ngay sau khi bé chào đời. Một số mảng nhỏ của sáp trắng vẫn còn bám trên da của bé, ở những nơi có kẽ hở như hai bên nách hoặc giữa các ngón chân. Đó là chuyện bình thường. Nhưng khi các lớp sáp trắng này bị xoá đi thì da của trẻ sơ sinh bắt đầu bong ra.

Làm cách nào để xử lý khi da của bé bị bong ra?

Chúng ta đã hiểu tại sao da của bé bị bong ra và giờ sẽ tìm hiểu cách để đối phó với chúng.

Tắm nhanh vừa đủ

Tắm lâu cũng có thể làm mất đi độ ẩm và làm mất nước trên làn da nhạy cảm của em bé. Hãy sử dụng thời gian tắm hiệu quả hơn! Năm đến bảy phút là khoảng thời gian vừa đủ để tắm cho bé yêu. Cố gắng đừng tắm quá 10 phút.

Dùng nước ấm

Nước nóng sẽ làm khô da của tất cả độ tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Nếu bé con của bạn đang bị bong da, bạn chắc chắn không thể dùng nước có nhiệt độ quá cao để tắm cho bé. Nước có nhiệt độ 37,7 độ C là hoàn toàn lý tưởng cho làn da nhạy cảm của bé yêu. Và luôn luôn kèm theo một lớp dưỡng ẩm vào bồn tắm.

Dùng dung dịch làm sạch (không chứa xà phòng)

Để giúp điều trị và phòng chống bong da, chỉ vệ sinh trẻ bằng dung dịch làm sạch dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Xà phòng mà bạn dùng cho bạn quá mẫn cảm với làn da nhạy cảm của bé. Xà phòng thân thiện với trẻ sơ sinh cũng có lợi cho bé con của bạn. Cuối cùng, bạn nên dùng thêm một đến hai giọt dầu tắm vào nước tắm trước để trung hoà bất kỳ chất hoá học nào có thể làm khô da của bé. Tất cả những điều này sẽ giúp điều trị cho chứng bong da ở trẻ.

Tránh không khí lạnh và gió

Như chúng ta đã nói ở trên, da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm khi tiếp xúc với không khí. So với nước ối mà bé được bao bọc trong khi mang thai, không khí bên ngoài tử cung rất khô. Để điều trị chứng bong da, các mẹ nên để nhiệt độ phòng ở mức phù hợp và bao bọc bé cẩn thận khi trời trời trở lạnh.

Sử dụng máy làm ẩm   

Sử dụng máy làm ẩm trong nhà của bạn là một bước tiến lớn cho da của bé. Máy làm ẩm cung cấp độ ẩm cho không khí, giúp điều trị và phòng tránh bong da ở trẻ sơ sinh. Đặt máy làm ẩm vào bất kỳ phòng nào mà bé dành nhiều thời gian sử dụng nhất và để nó chạy vài giờ trong thời tiết khô.

Thoa dầu em bé và kem dưỡng ẩm

Một trong những cách tốt nhất để điều trị chứng bong da ở trẻ nhỏ là thoa một ít kem Mustela Nourishing Cream With Cold Cream.

Tất cả những sản phẩm này đều dành riêng cho da nhạy cảm, nên nó có thể làm mềm mại da và trị chứng bong da ở trẻ nhỏ rất an toàn - mà không gây ra bất kỳ một nguy hiểm nào.

Giặt đồ cho trẻ bằng chất tẩy nhẹ nhàng

Quần áo của trẻ sơ sinh cũng có thể gây kích ứng ở trẻ. Nếu trẻ bị bong da, việc giặt đồ trước khi mặc vào cho em bé đóng vai trò rất quan trọng. Nó cũng rất quan trọng khi giặt các chất liệu khác ngoài quần áo mà vẫn tiếp xúc với trẻ như drap trải giường, khăn ăn, khăn tắm,... Hãy chắc chắn rằng dùng những chất liệu dịu nhẹ, an toàn với làn da của bé.

Giúp cho trẻ cảm thấy thoải tái

Đây là một trong những điều quan trọng bạn có thể làm để điều trị chứng bong da ở trẻ. Nếu bé con của bạn cảm thấy không thoải mái bởi vì da mình bị bong tróc, hãy cố làm cho bé cảm thấy dễ chịu càng nhiều càng tốt. Tất cả những mẹo cho việc chữa trị tình trạng da này đều rất hữu dụng nhưng tình yêu bao la và sự quan tâm từ bạn sẽ là phương pháp hỗ trợ bé trong một thời gian dài đầy hiệu quả.

Khi Nào Thì Cần Đưa Bé Đến Gặp Bác Sĩ?

Tình trạng bong da ở trẻ sơ sinh là chuyện hết sức bình thường. Như đã đề cập, có nhiều trường hợp mà gia đình cần đưa bé đến gặp bác sĩ. Chẳng hạn như khi da của bé bị đỏ, nứt, có vẩy, hoặc rất ngứa, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Dưới đây là một số vấn đề về da mà trẻ sơ sinh thường gặp phải.

Chàm Thể Tạng (Chàm)

Chàm thể tạng được biết đến rộng rãi với cái tên Chàm, là một chứng viêm gây ra khô, ngứa, các đốm đỏ trên da của em bé. Tình trạng này xảy ra ở khoảng 20 phần trăm dân số ở cùng một thời điểm trong cuộc sống, dù vậy nó vẫn phổ biến hơn ở thời thơ ấu.

Chàm không hề gây chết người cũng như lây nhiễm. Nhưng nếu em bé của bạn có những vết đỏ đậm trên vùng da của cơ thể thì việc đến gặp bác sĩ là một điều cần thiết.

Cứt Trâu (Viêm da tiết bã)

Viêm da tiết bã là là một rối loạn da khiến cho da đỏ, nhờn, gây ngứa và viêm da. Nó chỉ xảy ra ở khoảng 2% dân số trưởng thành nhưng có đến 40% trẻ em và trẻ sơ sinh.

Nếu trẻ sơ sinh của bạn có mảng da nhờn, ngứa, đỏ và xuất hiện vẩy trên đầu thì bé đã bị viêm da tiết bã.

Bệnh Vẩy Cá (Congenital Ichthyosis)

Bệnh Congenital Ichthyosis là một rối loạn di truyền hiếm gặp khiến da dày và đóng vẩy. Rối loạn này đôi khi được gọi là “bệnh vẩy cá", vì da nhìn như những lớp vẩy trên mình con cá. Bệnh có rất nhiều hình thức khác nhau, khác nhau về mức độ lẫn triệu chứng. Nếu trẻ sơ sinh bị khô, nứt và có vẩy, hãy đến bác sĩ để kiểm tra.

Hầu như tất cả trẻ sơ sinh đều có da bị bong tróc, lột da trong vài tuần đầu tiên khi chào đời. Trên thực tế đó là hoàn toàn bình thường và chúng cho thấy một dấu hiệu về em bé của bạn đang phát triển loại da phù hợp trong môi trường mới.

Hầu hết, sự bong tróc làn da của trẻ sơ sinh sẽ tự hết trong một thời gian ngắn. Trong thời gian chờ đợi, hãy thử tất cả các phương pháp điều trị được liệt kê ở trên để giúp cho bé của bạn thoải mái và làn da luôn được dưỡng ẩm. Bố mẹ cũng nên ôm hôn và nựng nịu bé thường xuyên rồi bạn sẽ có một khoảng thời gian hạnh phúc, thoải mái với bé ngay thôi!

DANH SÁCH SẢN PHẨM SO SÁNH