< Miễn phí giao hàng >     Chi tiết >

Mustela Vietnam

0

Tác Động Ánh Nắng Mặt Trời Đến Em Bé Của Bạn

Chia sẻ

Ánh sáng mặt trời là tài nguyên vô giá của con người và chúng ta không thể nào phủ nhận được vai trò của nó đến đời sống lẫn tinh thần của chúng ta. Chưa kể, ánh nắng chứa nhiều Vitamin D - rất tốt cho sức khoẻ. Nhưng không có nghĩa việc tiếp xúc với ánh nắng lâu dài là tốt - bạn chỉ cần vài phút mỗi ngày là đủ để nhận được những lợi ích từ ánh nắng rồi. Nếu bạn phơi nắng quá nhiều, các tia cực tím có thể gây hại nghiêm trọng và trong một số trường hợp chúng còn gây ảnh hưởng lâu dài như cháy nắng, tăng nốt ruồi, lão hóa da, ung thư da và nhiều hơn nữa. Đặc biệt, trẻ em dễ dàng bị tổn thương trước những nguy cơ từ tia UV, vì da của các bé chưa phát triển đầy đủ. Đọc bài viết dưới đây để nhận ra những mối nguy hiểm mà ánh nắng mặt trời có thể gây ra cho con của bạn nhằm tìm giải pháp bảo vệ đúng cách.

TIA UV

Từ Mặt Trời đến Trái Đất có rất nhiều loại tia sáng: tia cực tím (UV), ánh sáng nhìn thấy được và bức xạ hồng ngoại. Tia UV chỉ chiếm một phần nhỏ năng lượng của mặt trời, nhưng chúng có độ ảnh hưởng lớn đến da. Tia cực tím có thể được chia thành nhiều loại, tùy thuộc vào bước sóng của nó:

Tia UVA có bước sóng dài nhất, nó không chỉ làm sạm da mà còn khiến làn da lão hóa và có nếp nhăn, bởi vì chúng xâm nhập sâu vào mô da và gây hại.

Các tia UVB, có bước sóng trung bình, làm cho da phát triển chậm, bỏng da, lão hóa da và ung thư da. Nó cực kỳ nguy hiểm cho cơ thể.

Các tia UVC, có bước sóng ngắn nhất nhưng gây hại nhất. May mắn thay, những tia này không tiếp cận được bề mặt trái đất, bởi chúng được hấp thụ bởi khí quyển.

Khi bé của bạn phải phơi nắng

Da của người lớn có thể tự bảo vệ mình khỏi ánh nắng nếu không tiếp xúc quá lâu. Lớp trên cùng của da cùng với melanin và các cơ chế sửa chữa tế bào của cơ thể, sẽ giúp cung cấp chất bảo vệ quang tự nhiên. Nhưng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì các biện pháp phòng vệ này vẫn còn chưa hoàn thiện, khiến chúng dễ bị tổn thương trước ánh mặt trời:

Da của bé mịn màng và nhạy cảm hơn

- Cơ chế hàng rào bảo vệ của da bé hoạt động rất hạn chế nên các tia UV có thể xâm nhập dễ dàng hơn.

- Hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh vẫn còn yếu và không thể bảo vệ da một cách toàn diện để chống lại tia tử ngoại.

- Và hệ thống sắc tố được thiết kế để bảo vệ da của bé, vẫn chưa phát triển đầy đủ.

- Da của trẻ sơ sinh có nhiều tế bào độc nhất nhưng mong manh cần được bảo vệ để đảm bảo sức khoẻ lâu dài.

- Ngoài ra, các bé yêu vẫn chưa bài tiết mồ hôi nhiều, khiến chúng nhạy cảm hơn với sự biến đổi của nhiệt độ, bỏng nắng và mất nước.

Tác hại của ánh nắng mặt trời

Bỏng nắng ngay lập tức gây đau đớn, không phải là kết quả duy nhất của việc tiếp xúc quá nhiều với tia tử ngoại. Trong nhiều năm, tiếp xúc lâu ngày với ánh nắng mặt trời và bị bỏng nắng nhiều lần dẫn đến làn da bị lão hóa nhanh chóng, hệ miễn dịch bị suy yếu và trong một số trường hợp có thể gây ung thư da và đục thủy tinh thể có thể dẫn đến mù lòa.

Hơn nữa, tiếp xúc quá nhiều với ánh mặt trời trong thời thơ ấu có những tác động có hại mà không thể thay đổi được trên hệ thống phòng vệ da sau này: các gốc tự do có hại tích tụ trong da, trong khi khả năng tự sửa chữa sẽ giảm và các tế bào da bị tổn thương vĩnh viễn. Do đó, da bị suy yếu do cháy nắng, đặc biệt là trước 10 tuổi, sẽ luôn luôn dễ bị tổn thương.

Vì vậy bạn cần phải hạn chế để bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt và cung cấp khả năng bảo vệ da tốt nhất với kem chống nắng cao (SPF 50 trở lên) được thiết kế đặc biệt dành cho trẻ em và phù hợp với loại da của em bé. Bằng cách bảo vệ con bạn khỏi ánh nắng mặt trời, bạn sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ ung thư da đang phát triển khi trưởng thành.

Để tìm hiểu thêm về hướng giải quyết đúng mà bạn có thể thực hiện để bảo vệ con bạn khỏi ánh nắng mặt trời, hãy tham khảo thêm nhiều bài viết của chúng tôi về vấn đề này.

DANH SÁCH SẢN PHẨM SO SÁNH